Friday, April 21, 2017

Những Điều Cần Biết Sau 12 Năm Học (tiếp tục hay dừng lại)

Xin chào các bạn, hôm nay Admin sẽ tâm sự với bạn về khó khăn mà bạn đang trai qua, đó là đưa ra một quyết định hết sức quan cho tương lai sau này.
- Sau 12 năm đèn sách, chỉ còn lại vỏn vẻn 2 tháng nữa là các bạn sẽ tham dự một kỳ thi thật sự quan trọng (không phải như các kì thi khác), kì thi này sẽ xác định tương lai của bạn đi về đâu, mình nên tiếp tục cố gắng học tiếp Đai Học hay chỉ dừng lại tấm bằng Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông sau 12 năm học. Chắc chắn trong tâm trí bạn luôn nảy sinh ra câu hỏi "Tôi nên tiếp tục việc học hay là dừng lại tại đây để bắt đầu tìm một nghề nghiệp nào đó? Admin sẽ giải thích để cho các bạn chọn hướng đi đúng cho riêng mình.
1. Đối với các bạn là con của gia đình có ba hoặc mẹ đang làm một chức vụ hay có địa vị cao trong xã hội, đặc biệt là công việc Nhà nước hoặc là Chủ tập đoàn đớn; Giám đốc công ty... thì chắc chẳn các bạn sẽ không phải lo lắng nhiều. Tiền thì chẳng phải lo, cứ học tà tà trường Đai học tư thục nào đó cũng sẽ có bằng Đai học,
2. Đối với những bạn xuất thân trong gia đình nhà nông hay buốn bán, hoặc trong những gia đình kha khá, thì các bạn nên suy xét thật kỹ cho việc học Đại học của mình. Như các bạn cũng đã biết, khi nhìn vào tình hình thực tế xã hội Việt Nam thì mỗi khi đi xin việc thì phải biết "bôi trơn" và người ta thường nói "Con Ông, Cháu cha" hay là "Thứ Nhất tiền tệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba quan hệ, thứ tư là trí tuệ". Tuy nhiện, đó chỉ là một khía cạnh nào đó trong xã hội thực tại bây giờ. Nếu các bạn thật sứ cố gắng học, đặt mục đích rõ ràng, chịu tìm tòi, nghiên cứu thì tất nhiên cơ hội tìm kiếm được một việc với lương cao trong một Công ty thì điều rất dễ dàng. Những bạn giỏi giao tiếp, khả năng diễn đạt tốt, thành thạo Tiếng Anh, bạn có thể làm cho các Doanh nghiệp nước ngoài với mức lương tương tối cao. "never give up, nothing is impossible"
3. Trường hợp dành cho các bạn hiếu học, có học lực khá, giỏi, nếu bạn đã xác định chọn con đường học vấn thì thời điểm lúc này chọn ngành nghề phù hợp là rất quan trọng. Bạn phải xem bản thân mình có năng khiếu hay đam mê về lĩnh vực gì, nếu bạn thật sự yêu thích thì bạn cứ mạnh dạn đăng ký (có thể hỏi thêm ý kiến và quan điểm của gia đình khi chọn ngành mà bạn theo học). Khi thi đậu vào trường Đai Học mà mình yêu thích, trong quá trinh nhập học được một thời giam, có nhiều bạn thấy không phù hợp đã phải bỏ học giữa chừng để đăng ký, nộp hồ sơ thi Đai học lại. Điều đó thật sự lãng phi thời gian và tiền bạc. Cho nên việc chọn ngành học rất quan trọng.
4. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng nghìn sinh viện tốt nghiệp Đai học hệ chính, chưa kể cả Đại học từ xa, vừa học vừa làm, tại chức, tỷ lệ phần trăm trong số đó hiện đang không có việc làm (thất nghiệp). Có những bạn có tấm bằng Đai học lại đi làm công nhân, có bạn thì làm trái ngành nghề. Ai cũng muốn có một công việc tốt, nhẹ nhàng, lương cao, nhưng để đạt được điều đó không phải dễ dàng. Ví dụ chẳng hạn khi bạn nộp đơn xin vào vị trí cho một công việc mà bạn yêu thích, không chỉ riêng bạn nộp sơ xin vào vị trí đó mà còn có hàng chục, thậm chí là hàng trăm người cũng đăng ký vào vị trí giống như bạn. Do đó muốn được nhà tuyển dụng tuyển bạn thì bạn phải có đủ trình độ, năng lực và đăc biệt là khả năng giao tiếp Tiếng Anh
5. Đối với các bạn đã thấy việc học khó khăn, không có mục tiêu rõ ràng khi tốt nghiệp lớp 12 thì cách tốt nhất là hãy chọn một nghề gì đó (thợ cắt tóc, uốn tóc, thợ may, công nhân, sửa xe,...) bạn có thể bắt đầu từ bậy giờ. Bạn cứ so sánh nếu học 4 năm ra trường chưa chắc gì đã tìm được việc làm có mức thu nhập đủ để trang trải cuộc sống, thôi thì bắt đầu một nghề nào đó, rồi 4 năm sau, bạn có thể thành thạo và có cuộc sống ổn định. Đồng thời học 4 năm thì bạn cũng tốn kha khá tiến của gia đình (vd 24,700,000đ/ năm x 4 năm = 98.800.000 Trường Đai học Nguyễn Tất Thành), tiền ăn ở thuê nhà trọ 1 tháng 4tr.. vậy 1 năm là 48tr. vậy vân là 192tr. Tổng cộng chi phí sau khi nhận bằng Đai học là gần 300tr. 
Admind mong rằng bài viết trên sẽ có ích cho các bạn. ChàoThân Ái!



No comments:

Post a Comment